“Xa nhà chục năm nay, mình chỉ được ăn bánh cuốn ngon khi về thăm gia đình. Mình thường xuyên thèm món ăn dân dã này… Rồi vô tình để bánh tráng dùng cuốn nem bị ướt, thấy bánh mềm hẳn ra khiến mình tự hỏi liệu bánh tráng có thể làm bánh cuốn không? Và sau khi tìm hiểu phóng sự làng nghề bánh tráng tại Việt Nam, mình vỡ ra đây chính là bánh cuốn phơi khô… Vậy nên mình đã thực hiện ngược lại với quá trình làm bánh tráng để xem có thể làm ra bánh cuốn hay không” – trích chia sẻ cùng chuyên mục Ăn ngon Khéo tay của chị Nga Burger-Nguyễn (hiện sinh sống tại thành phố Amersfort, Hà Lan cùng chồng và 2 con nhỏ). Chị cũng chính là chủ bếp đã khơi nguồn nên “làn sóng” làm bánh cuốn từ bánh tráng (bánh đa nem) đang khiến các chị em đặc biệt yêu thích và chia sẻ rầm rộ hiện nay.
Cùng xem một vài cảm nhận của các chị em về công thức rất sáng tạo này.
May mắn được trò chuyện cùng chị Nga Burger-Nguyễn, mục Ăn ngon- Khéo tay xin gửi tới quý độc giả công thức chi tiết cùng những kinh nghiệm mà chị đã có được sau nhiều lần làm bánh cuốn từ bánh tráng (bánh đa nem).
Bánh cuốn làm từ bánh tráng – cực ngon!
Nguyên liệu và dụng cụ cần có:
Chú ý: Định lượng của công thức đủ để làm ra 450g bánh cuốn không nhân hoặc 600g bánh cuốn nhân thịt.
– 10 chiếc bánh tráng khô hiệu Ba Cây Tre (theo kinh nghiệm của tác giả công thức)
– 2 thìa dầu ăn
– Nguyên liệu của phần nhân: Trộn đều 200gr thịt xay và chút mộc nhĩ thái nhỏ (định lượng tuỳ theo khẩu vị)
– Dụng cụ ngâm bánh đa nem: Đĩa sâu lòng hoặc chảo 24cm trở lên.
– Dụng cụ hấp bánh: Nồi hấp hoặc lò vi sóng.
Cách làm:
Bước 1. Ngâm để làm mềm bánh tráng
– Cho nước (ở nhiệt độ phòng) vào đầy đĩa sâu lòng hoặc chảo.
– Cho 2 thìa dầu ăn vào khuấy chung với nước. Nếu bạn thích thành phẩm có vị chua nhẹ thì cho thêm 1 thìa nhỏ giấm gạo.
Chú ý: Theo chia sẻ của chị Nga, việc cho thêm dầu ăn là góp ý của bạn Thi Lieu Nguyen (nickname). Dầu ăn giúp bánh sau khi ngâm ít bị bám dính và dễ gỡ hơn nhiều.
– Lấy riêng từng chiếc bánh đa nem cho vào đĩa và làm ướt. Sau đó, cứ thế để chung tất cả các bánh đa nem ngâm mềm trong đĩa.
– Chờ 20 phút cho bánh mềm ra.
Chú ý: Thời gian ngâm mềm bánh cần được tuỳ chỉnh theo loại bánh tráng mà bạn sử dụng vì có loại chỉ nên ngâm 2 phút – 3 phút.
Bước 2. Làm nhân bánh cuốn trong lúc chờ bánh mềm
– Xào chín thịt và mộc nhĩ.
Bước 3. Cuốn bánh để hấp
– Gỡ nhẹ nhàng từng chiếc bánh đa nem nay đã mềm ra khỏi đĩa và đặt vào thớt có kích cỡ phù hợp.
– Thêm nhân, cuộn bánh lại theo tạo hình như món bánh cuốn mà mọi người thường thấy.
– Nhẹ nhàng xếp tất cả bánh đã cuốn xong vào một chiếc đĩa sạch. Đĩa cần có kích cỡ phù hợp với dụng cụ hấp bánh mà bạn sử dụng (nồi hấp hoặc lò vi sóng).
Bước 4. Hấp bánh cuốn
– Nếu bạn dùng nồi hấp: Cho đĩa bánh vào nồi và hấp trong 2 phút (thời gian hấp này áp dụng với bánh tráng hiệu Ba Cây Tre).
– Nếu bạn dùng lò vi sóng: Bọc đĩa bánh bằng túi thực phẩm (loại có thể dùng trong lò vi sóng). Tiếp đó, cho đĩa bánh vào lò vi sóng và quay trong khoảng 1 phút – 1,5 phút với mức nhiệt 800W- 900W (nên tùy chỉnh vì lò vi sóng của mỗi gia đình sẽ khác nhau).
Bước 5. Pha nước chấm và thưởng thức
– Thái chả ăn kèm.
– Pha nước chấm chua ngọt tuỳ theo khẩu vị.
Thành phẩm thu được:
Dưới đây là những kinh nghiệm mà chị Nga Burger-Nguyễn rút ra sau nhiều lần làm bánh cuốn từ bánh đa nem của mình:
1. Có thể bảo quản bánh cuốn trong tủ lạnh và hâm lại vào hôm sau vẫn rất ngon. Khi hâm lại, bạn có thể dùng lò vi sóng cho tiện mà vẫn giữ nguyên hương vị của món ăn.
2. Nguyên nhân khiến bánh đa nem bị nát sau khi ngâm là vì bánh không đủ dai. Cá nhân mình dùng bánh đa nem hiệu Ba Cây tre và thấy không hề bị nát dù ngâm tới 30 phút – 35 phút và cho thành phẩm bánh cuốn ngon, dai, mỏng. Với các loại bánh khác, bạn nên điều chỉnh thời gian ngâm cho phù hợp, tránh làm nát bánh. Có loại bánh đa nem chỉ nên ngâm 2 phút- 3 phút là đủ.
– Khi hấp bánh, cần điều chỉnh thời gian phù hợp với loại bánh đa nem mà bạn dùng cũng như số lượng bánh mà bạn hấp mỗi lần.
– Nên làm ướt riêng từng chiếc bánh đa nem trước khi ngâm chung cùng tất cả. Bởi khi bạn ngâm cả gói bánh đa nem vào nước, bánh sẽ thường bị dính vào nhau và khó gỡ sau khi ngâm.
– Tại sao bánh bị đục, nát sau khi hấp?
Do bạn hấp bánh lâu hoặc do bạn dùng loại bánh đa nem không đủ độ dai. Bạn nên thử vài lần để tìm ra mốc thời gian hấp bánh phù hợp.
Chúc bạn và gia đình có món bánh cuốn Việt Nam thơm ngon, như ý với cách làm cực sáng tạo, nhanh gọn trên đây!
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ
Chị Nga Burger-Nguyễn là gương mặt quen thuộc với các chị em khi đảm nhận vai trò quản trị viên (admin) của nhiều hội nhóm uy tín như “bếp Việt xa xứ”, “hội nhóm những người thích Food Photography (nhiếp ảnh ẩm thực)”, “Intermittent Fasting Việt Nam”. Tâm sự cùng chuyên mục Ăn ngon Khéo tay, chị cho biết bản thân rất yêu thích ẩm thực và dinh dưỡng lành mạnh. Hiện chị Nga đang sống và làm việc tại thành phố Amersfoort, Hà Lan cùng chồng và 2 con nhỏ.
Nguồn: Afamily
#Thựcđơnhằngngày
Video hướng dẫn cách chế biến món ăn, xem tại đây
Xem thêm công thức chế biến các món ngon khác:
- Cách làm các món Chay ngon
- Cách làm các loại bánh ngon
- Cách chế biến các món cơm ngon
- Cách chế biến các món xôi ngon
- Cách chế biến các món cháo ngon
- Cách nấu các loại phở ngon
- Cách chế biến các món bún ngon
- Cách chế biến các món ngon từ mì sợi, miến
- Cách nấu các món canh, hầm ngon
- Cách làm món súp ngon
- Cách chế biến các món xào ngon
- Cách chế biến các món kho ngon
- Cách chế biến các món nướng ngon
- Cách chế biến các món om ngon
- Cách chế biến các món rán, chiên, quay ngon
- Cách chế biến các món sốt ngon
- Cách chế biến các món hấp, luộc ngon
- Cách chế biến các món cuốn ngon
- Cách chế biến các món gỏi ngon
- Cách chế biến các món lẩu ngon
- Cách chế biến các món nem, chả ngon
- Cách chế biến các món ngâm, muối ngon
- Cách chế biến các món salad ngon
- Cách chế biến các món chè ngon
- Cách chế biến các món kem
- Cách chế biến các món mứt ngon
- Cách chế biến các món sinh tố, thức uống ngon
0 Nhận xét