Mai là mùng 1 Tết và đây là những điều mà chị em nhất định cần lưu tâm để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng trong 3 ngày đầu năm

Mâm cỗ cúng mùng 1 Tết không thể thiếu đĩa thịt gà trống thiến, canh măng hầm hoặc canh bóng, miến, xôi, nem rán, thịt đông.

Theo truyền thống, vào 3 ngày đầu tiên trong năm mới, chúng ta sẽ chuẩn bị những mâm cỗ cúng đủ đầy để dâng lên gia tiên với lòng thành kính, mong cầu một năm mới ấm no, may mắn.

Thông thường, mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết là quan trọng nhất. Cỗ cúng mùng 2, mùng 3 Tết thường không có nhiều thay đổi so với ngày mùng 1. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ mách cho chị em những điều cần lưu ý khi chuẩn bị cỗ cúng 3 ngày đầu năm. Có thể, bạn cũng đã biết, nhưng điểm lại một lần cho “chắc cốp” vẫn hơn!

Mâm cỗ cúng truyền thống ở Miền Bắc

Mai là mùng 1 Tết và đây là những điều mà chị em nhất định cần lưu tâm để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng trong 3 ngày đầu năm - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mâm cỗ Tết cổ truyền ở miền Bắc thường gồm  4 bát, 6 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn thì 6 bát, 8 đĩa… tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Tuy nhiên, dù số lượng có ra sao, thì mâm cỗ vẫn phải có đầy đủ những món ăn sau: Bát bóng nấu với chân tẩy và nước luộc gà, miến, canh măng khô ninh chân giò, gà luộc, nem rán, giò xào/giò lụa, xôi gấc, nộm, bánh chưng vuông.

Cách làm các món ăn trong mâm cỗ cúng truyền thống tại miền Bắc

Canh măng khô ninh chân giò

Miến

Nem rán

Nộm

Bí quyết luộc gà vừa đẹp vừa ngon

Lưu ý cần nhớ để đồ xôi ngon

Tiêu chí chọn bóng bì để nấu canh

Mâm cỗ cúng truyền thống ở miền Nam

Mai là mùng 1 Tết và đây là những điều mà chị em nhất định cần lưu tâm để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng trong 3 ngày đầu năm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Các món ăn trong mâm cỗ Tết ở miền Nam thường phong phú và không quá gò bó theo một tiêu chuẩn nhất định nào.

Mâm cỗ thường có: Chả giò chiên, lạp xưởng tươi, gỏi gà luộc xé phay, củ kiệu, thịt kho trứng, canh khổ qua. Đặc biệt, không thể thiếu bánh tét. Không giống bánh chưng ở miền Bắc, bánh tét có thể được làm từ nếp cẩm với phần nhân ngọt hoặc mặn đều được.

Hai món ăn xuất hiện rất nhiều trong mâm cỗ ở miền Nam chính là thịt kho trứng và canh khổ qua nhồi thịt. Hai món ăn này tượng trưng cho mong muốn một năm tốt đẹp, sung túc nên đây là 2 món không thể thiếu ở mâm cỗ miền Nam.

Cách làm các 2 món ăn phổ biến trong mâm cỗ cúng truyền thống tại miền Nam

Canh khổ qua nhồi thịt

Thịt kho trứng

Mâm cỗ cúng truyền thống ở miền Trung

Mai là mùng 1 Tết và đây là những điều mà chị em nhất định cần lưu tâm để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng trong 3 ngày đầu năm - Ảnh 5.

Ảnh minh họa

Mâm cỗ cúng Tết ở miền Trung thường có đủ các món từ khô đến nước hơn so với miền Nam. Hầu hết sẽ là các món mặn, gia vị đậm đà như: Nem lụi, bò nướng sả ớt, heo quay, gà quay, bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, thịt bò/thịt heo ngâm nước mắm, món cuốn.

Thịt bò/thịt heo ngâm nước mắm và món cuốn/món gỏi chính là 2 nét đặc trưng trong mâm cỗ cúng Tết của người miền Trung. Ngoài ra, nhiều gia đình miền Trung cũng làm thêm cac món nộm như nộm thịt gà.

Cách làm các món ăn trong mâm cỗ cúng theo truyền thống tại miền Trung

Thịt heo ngâm nước mắm

Gỏi thịt gà

Trên đây là những nét đặc trưng và cần lưu ý trong mâm cỗ cúng Tết theo từng vùng miền. Ngoài việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho mâm cúng, chị em cũng đừng quên bày bàn thờ thật chỉn chu.

Mai là mùng 1 Tết và đây là những điều mà chị em nhất định cần lưu tâm để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng trong 3 ngày đầu năm - Ảnh 7.

Ảnh minh họa

Mâm ngũ quả: Là vật trang trí không thể nào thiếu trên bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền, Mâm Ngũ Quả là biểu trưng cho Ngũ hành (Kim – Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ) và Ngũ Thường (Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín,…). Tuỳ theo đặc trưng trái cây vùng miền mà bạn sẽ lựa chọn 5 loại trái cây phù hợp để bày biện theo đúng quy tắc phong thuỷ này.

Với Mâm Ngũ quả ngày Tết, chuối và bưởi sẽ là hai loại quả nhất thiết phải có, chúng tượng trưng cho quy luật Âm – Dương, Vuông – Tròn. Các loại quả còn lại, bạn nên chọn quả tròn trịa, có hương và có sắc. Tuyệt đối tránh chọn những quả có gai hoặc lá sắc để bày Mâm Ngũ quả.

Hoa trên bàn thờ: Để trang trí ban thờ theo không khí Xuân trong những ngày Tết Nguyên Đán, bạn có thể cắm một cành đào hoặc cành mai trong lọ sứ và đặt trên bàn thờ. Những loại hoa được dùng để đặt trên bàn thờ ngày Tết thường sẽ là hoa có hương thơm như hồng, cúc, huệ, lay ơn… đặc biệt tránh các loại hoa có mùi quá gắt hoặc có gai sắc.

Với những thông tin và gợi ý này, hy vọng chị em sẽ chuẩn bị được những mâm cỗ cúng và bày biện bàn thờ thật chỉn chu, để năm mới đón thật nhiều may mắn và tài lộc.

Nguồn: Afamily

Video hướng dẫn cách chế biến món ăn, xem tại đây

Xem thêm công thức chế biến các món ngon khác:

Đăng nhận xét

0 Nhận xét