“Ở Việt Nam, Trang rất hay nấu chè cho gia đình và do không có nhiều thời gian ngồi canh nồi nên Trang thường nấu bằng nồi cơm điện, từ nồi cơ đến nồi điện tử Trang đều bắt các em ấy phục vụ nhà Trang đủ các thể loại chè.
“Qua tới Canada, tình yêu chè Việt vẫn mãnh liệt trong tim nên Trang lại tìm mua nguyên liệu để nấu các món chè ấy và tất nhiên vẫn là nấu với nồi cơm điện để tiết kiệm thời gian mà thành phẩm lại còn mềm ngon hơn nấu nồi thường rất nhiều. Chúng ta chỉ tốn thời gian chút ít để chuẩn bị nguyên liệu thôi, việc còn lại đã có chiếc nồi cơm điện thần kỳ lo giúp!” – chia sẻ của Hot Mom Huỳnh Phương Trang.
Nếu các bạn dùng nồi điện tử thì việc nấu chè này sẽ đơn giản hơn nhiều vì nồi điện tử thường có ít nhất 2 tính năng là nấu cơm và nấu cháo (chưa kể một số loại nồi khác còn có nhiều tính năng khác như nấu cơm gạo lứt, nấu đậu, hầm, ủ v.v…), nhưng ở đây chúng ta chỉ cần mỗi tính năng nấu cháo thôi, tính năng này sẽ giúp chúng ta nấu được các món chè thơm ngon.
Riêng với nồi cơm điện cơ, chỉ có 1 tính năng là nấu cơm trắng và thời gian nấu của loại nồi này thường rất nhanh, không đủ để làm nhừ hạt nếp nên nếu muốn nấu chè, chúng ta phải có thêm chút tuyệt chiêu và Trang sẽ bật mí với các bạn trong bài viết này.
Mời các bạn đi vào chi tiết cách nấu từng món chè dưới đây nhé!
CHÈ BẮP NẾP
1. Nguyên liệu: Lượng nguyên liệu bên dưới sử dụng cho nồi cơm điện 4l, nếu nồi nhà bạn nhỏ hơn thì giảm công thức theo trọng lượng tương ứng.
– Bắp Mỹ: 1 ký không tính vỏ (3 trái to hoặc 4 trái nhỏ)
– Gạo nếp: 200g
– Đường cát trắng: 120g – 150g (tùy thích ngọt ít hay nhiều)
– Muối: 1g
– Lá dứa: 5 lá
– Nước lọc
2. Cách nấu:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Bắp nhặt sạch râu, rửa sạch rồi bào phần hạt để sang một bên, giữ lại cùi bắp.
– Gạo nếp vo sạch, lá dứa rửa sạch. Lá dứa sẽ giúp chè của chúng ta thơm ngon đậm đà hơn rất nhiều.
Bước 2: Nấu chè
– Cho hạt bắp, cùi bắp, gạo nếp, muối và lá dứa vào nồi cơm điện, cho nước đến gần chữ max và bắt đầu nấu.
– Đối với nồi cơ, các bạn gạt nút nấu xuống, khi thấy nồi cơm điện sôi thì lấy cùi bắp ra rồi nhanh tay cho đường vào đảo đều, nếu thấy nước gần cạn thì nhớ cho thêm nước đến xâm xấp mặt chè rồi đóng nắp nấu tiếp (chưa cạn thì không cần thêm nước nhé). Đóng nắp tiếp tục nấu đến khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm là xong. Lúc này thì hạt nếp đã mềm ra rồi nghĩa là nồi chè của chúng ta đã xong. Các bạn vớt lá dứa ra, đảo sơ chè là xong. Lưu ý là một số nồi cơ được thiết lập thời gian nấu rất ngắn, chưa đủ làm nhừ nếp thì đã chuyển sang chế độ giữ ấm và chúng ta muốn gạt nút nấu tiếp cũng không được, lúc này các bạn sẽ dùng một vật gì đó nhỏ nhỏ để chèn vào nút nấu này, mục đích để cố định nút ở vị trí “nấu” và tiếp tục các bước còn lại như hướng dẫn trên.
– Đối với nồi cơm điện tử, các bạn chọn chế độ nấu cháo rồi bắt đầu nấu. Khi thấy nồi chè sôi thì mở nắp vớt cùi bắp ra, cho đường vào đảo đều, đóng nắp nấu tiếp đến khi chuyển sang chế độ giữ ấm thì mở nắp ra vớt ra dứa ra, đảo chè lần nữa là xong.
Thành phẩm:
Chè bắp ngọt vừa, thơm nức mùi bắp lại dẻo ngon ăn chung với nước cốt dừa đậm đà thì không ai có thể cưỡng lại được!
CHÈ ĐẬU TRẮNG
1. Nguyên liệu: Lượng nguyên liệu bên dưới sử dụng cho nồi cơm điện 4l, nếu nồi nhà bạn nhỏ hơn thì giảm công thức theo trọng lượng tương ứng.
– 400g đậu trắng bi
– 200g nếp
– 200g đường (nếu thích ngọt nhiều thì thêm 50g)
– 2g muối
– 1300g nước lọc
– 5 cọng lá dứa
2. Cách làm:
Bước 1: Nấu đậu
– Vo sạch đậu trắng bi rồi cho vào nồi nước nấu đến khi hạt đậu mềm. Sau đó vớt đậu ra xả qua một lần nước cho sạch đậu, nhớ làm nhẹ nhàng để đậu không bị nát.
Bước 2: Nấu chè
– Cho đậu vào nồi cơm điện.
– Vo sạch nếp rồi cho muối vào, trộn đều rồi rải lên đậu.
– Tiếp theo cho đường lên lớp nếp.
– Đổ nước vào nồi rồi buộc lá dứa lại rồi thả vô chung, sau đó đóng nắp bắt đầu nấu.
– Đối với nồi cơ, các bạn gạt nút nấu đến khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm, mở nắp kiểm tra xem hạt nếp đã nhừ tơi chưa, nếu chưa thì gạt nút nấu thêm đến khi nhừ, nếu nước cạn thì các bạn đổ thêm nước xâm xấp mặt chè rồi mới nấu tiếp. Lưu ý là với một số nồi cơ được thiết lập thời gian nấu rất ngắn, chưa đủ làm nhừ nếp thì đã chuyển sang chế độ giữ ấm và chúng ta muốn gạt nút nấu tiếp cũng không được, lúc này các bạn sẽ dùng một vật gì đó nhỏ nhỏ để chèn vào nút nấu này, mục đích để cố định nút ở vị trí “nấu” và tiếp tục các bước còn lại như hướng dẫn trên.
– Đối với nồi cơm điện tử, các bạn chọn chế độ nấu cháo rồi bắt đầu nấu đến khi nồi chuyển sang chế độ giữ ấm thì mở nắp, vớt ra dứa ra, đảo sơ nồi chè là xong. Với tính năng nấu cháo này thì cam đoan hạt nếp của chúng ta nhừ ngon tuyệt vời!
– Chè đậu trắng ăn ngon nhất khi ấm ấm, nếu các bạn ăn không hết thì cho vào tủ lạnh bảo quản, khi nào ăn thì hâm nóng để hạt đậu mềm trở lại.
Và sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không đề cập đến nước cốt dừa “thần thánh” ăn với gì cũng ngon của Hot Mom Huỳnh Phương Trang. Mời bạn tham khảo cách làm nước cốt dừa ăn chè siêu ngon bằng cách bấm vào hình ảnh dưới đây nhé!
Nguồn: Afamily
#Thựcđơnhằngngày
Video hướng dẫn cách chế biến món ăn, xem tại đây
Xem thêm công thức chế biến các món ngon khác:
- Cách làm các món Chay ngon
- Cách làm các loại bánh ngon
- Cách chế biến các món cơm ngon
- Cách chế biến các món xôi ngon
- Cách chế biến các món cháo ngon
- Cách nấu các loại phở ngon
- Cách chế biến các món bún ngon
- Cách chế biến các món ngon từ mì sợi, miến
- Cách nấu các món canh, hầm ngon
- Cách làm món súp ngon
- Cách chế biến các món xào ngon
- Cách chế biến các món kho ngon
- Cách chế biến các món nướng ngon
- Cách chế biến các món om ngon
- Cách chế biến các món rán, chiên, quay ngon
- Cách chế biến các món sốt ngon
- Cách chế biến các món hấp, luộc ngon
- Cách chế biến các món cuốn ngon
- Cách chế biến các món gỏi ngon
- Cách chế biến các món lẩu ngon
- Cách chế biến các món nem, chả ngon
- Cách chế biến các món ngâm, muối ngon
- Cách chế biến các món salad ngon
- Cách chế biến các món chè ngon
- Cách chế biến các món kem
- Cách chế biến các món mứt ngon
- Cách chế biến các món sinh tố, thức uống ngon
0 Nhận xét