Những kiêng kỵ khi làm lễ và chuẩn bị mâm cỗ cúng Táo quân không phải ai cũng biết


Khi thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo có những kiêng kỵ nhất định mà gia chủ cần phải tránh.



1. Không cúng một số món ăn

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không cần quá cầu kỳ tuy nhiên có một số món ăn không được cúng ngày này, trong đó có món cá rán. 


Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, “Tuyệt đối không nên cúng cá rán trong mâm cỗ cúng Táo quân bởi cá chép cúng để phóng sinh rước các Táo về. Nếu cúng cá rán sẽ mâu thuẫn về phong tục cổ truyền”.


Còn theo Nhà nghiên cứu văn hóa, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú, “Lễ mặn khi cúng Táo Quân phải có cá sống. Việc cúng cá rán sẽ không vi phạm nhưng không đúng mới mẫu gốc của phong tục”.


Thực tế, mâm lễ cúng ông Công ông Táo có thể là lễ chay, cũng có thể là lễ mặn, tùy theo điều kiện gia đình, quan trọng nhất vẫn là ở tấm lòng thành. Nhưng dù thành tâm đến đâu gia chủ tuyệt đối không dâng cúng các món như thịt chó, thịt vịt, thịt chim, thịt dê, trâu, trứng vịt lộn.. vì theo quan niệm dân gian, những thịt này dù ngon nhưng nó có ý nghĩa không may mắn nếu mang cúng.




nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 1







Thịt chó là một trong những món không được cúng trong Tết ông Công ông Táo (Ảnh: Internet)


Về mâm ngũ quả, lưu ý không cúng hoa quả giả vì điều này không thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Một số loại quả như sầu riêng, mít có mùi đậm đặc và có gai cũng không nên cúng. 


Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà còn lưu ý, ngay trước khi cúng ông Công ông Táo, người cúng cũng không được ăn cá chép, ăn tiết canh ba ba, thịt rùa, thịt ba ba, thịt rắn, thịt chó, thịt mèo, rượu rắn, rượu cao hổ cốt… Tất nhiên là sẽ không được ăn tỏi, hành, mắm tôm, mắm tép… có mùi hôi mùi tanh ảnh hưởng đến không khí trang trọng của lễ cúng.



2. Chỉ cúng từ ngày 20 trở đi, không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp


– Ngày cúng: 23 tháng Chạp hàng năm mới là ngày chính để các Táo về trời, nhưng ngày nay, nhiều người đã làm lễ cúng từ vài hôm trước. Điều này hoàn toàn có thể được tuy nhiên cũng không nên cúng quá sớm. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, “Mọi người có thể cúng trước ngày 23 nhưng chỉ nên cúng từ ngày 20 âm lịch trở đi”. 


Trong đó, 15 là Rằm, 16 trăng tròn, 17 ngày xấu sẽ không ai cúng, 18 là ngày Tam nương, còn ngày 19 là ngày tận cùng từ đầu 1 đến đầu 2 nên cũng không ai thích. Do đó, cúng Táo quân có thể cúng từ ngày 20 đến ngày 23.


nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 3


“Mọi người có thể cúng trước ngày 23 nhưng chỉ nên cúng từ ngày 20 âm lịch trở đi”, chuyên gia phong thủy Song Hà cho biết (Ảnh: Hà Trương)


– Giờ cúng: Theo tín ngưỡng của dân gian, 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này của ngày này. Chuyên gia Nguyễn Song Hà cũng chia sẻ, “mọi người nên cúng trước giờ Ngọ (tức là trước 12 giờ trưa), bất đắc dĩ lắm mới cúng quá giờ Ngọ.


Nếu bận quá cũng phải cúng trước giờ Hợi (trước 23 giờ) và phải cúng giờ Tuất trở ra (trước 19-21 giờ). Không nên cúng 22 giờ bởi giờ đó muộn rồi, theo dân gian như vậy ông Công ông Táo sẽ bị nhỡ tàu, nhỡ xe, không kịp lên chầu Ngọc Hoàng”.  


3. Không cúng ông Táo dưới bếp


Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, nếu nhà có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên, nơi trang trọng, linh thiêng nhất.


Không nên tự ý cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là “ăng ten” để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh. Còn bếp là nơi chế biến các món ăn, có nhiều mùi dầu mỡ, không được trang trọng. Một lưu ý nhỏ là khi cúng nên đặt cá chép sống ở cạnh khu vực thờ cúng.


4. Không cầu khấn tài lộc


Theo phong thủy, khi cúng Ông Công, Ông Táo không nên xin được làm ăn phát đạt, tài lộc. Vì Táo quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.


nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 4


Khi cúng ông Táo không nên cầu khấn tài, lộc (Ảnh: Như Trang)


5. Không phóng sinh cá chép từ trên cao, ở nguồn nước bẩn


Cá chép tượng trưng cho thần linh nên khi thả phóng sinh cần nhẹ nhàng đưa cá xuống nước. Đặc biệt không được đứng từ trên cầu ném cá từ trên cao xuống nước rất có thể cá sẽ bị thương và chết, điều này là tối kỵ.


Sau khi thả cá, gia chủ nên lưu lại một chút xem cá đã bơi đi chưa, tránh tình trạng cá mắc kẹt trong túi, rác, chỗ nước nông không thể bơi đi được.


“Không mua cá chép về rồi thả cá bừa bãi ra những nguồn nước ô nhiễm làm cá bị chết, vừa làm ô nhiễm môi trường vừa đen đủi. Nếu phóng sinh cá chép phải chọn môi trường sạch để cá dễ dàng sống được…”, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà lưu ý.


GỢI Ý MỘT SỐ MÂM CỖ CÚNG ÔNG TÁO HIỆN ĐẠI CHO CHỊ EM VĂN PHÒNG


Hiện nay, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đã đơn giản đi nhiều so với trước đây. Mâm cỗ cúng thường được kết hợp giữa những món ăn hiện đại và truyền thống sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cũng như sở thích của gia chủ. Dưới đây là một số mâm cỗ cúng hiện đại chị em văn phòng có thể tham khảo.


nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 5


Mâm cỗ cúng hiện đại đẹp mắt, không kém phần trang trọng của chị Thanh Hoan (Hà Nội)


nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 6


Mâm cỗ cúng ông Táo của gia đình chị Quỳnh Nga (Hà Nội)


nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 7


Mâm cỗ bắt mắt của gia đình chi Mai Chi (Hà Đông, Hà Nội)


nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 8


Mâm cỗ mất hơn 1 tiếng chuẩn bị của chị Liên Nguyễn (Hà Nội)


nhung kieng ky khi lam le va chuan bi mam co cung tao quan khong phai ai cung biet - 9


Mâm cỗ cúng ông Táo của chị Minh Thuận – giảng viên trường Đại học Hà Nội


Nguồn: http://khampha.vn/bep/nhung-kieng-ky-khi-lam-le-va-chuan-bi-mam-co-cung-tao-quan-khong-…






Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngập tràn MXH, xem xong ai cũng ngộp thở vì quá đẹp


Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngập tràn MXH, xem xong ai cũng ngộp thở vì quá đẹp

Điều đặc biệt, trong hàng loạt mâm cỗ được chị em chia sẻ lên mạng xã hội, có một mâm cỗ do bé trai lớp 8 nấu cũng hấp dẫn chẳng kém bất kỳ ai.

Bấm xem >>




Theo Minh Hằng (Tổng hợp) (Khám phá)


Nguồn: Eva



#Thựcđơnhằngngày

Video hướng dẫn cách chế biến món ăn, xem tại đây


Xem thêm công thức chế biến các món ngon khác:



Đăng nhận xét

0 Nhận xét