Dưa, cải bẹ, củ kiệu,… là những thực phẩm thích hợp để muối chua ngọt ngon để dành ăn cho ngày Tết đến.
Dưa góp su hào
Nguyên liệu:
– 2 củ su hào
– 2 củ cà rốt
– 100 ml nước mắm ngon
– 50 ml nước
– 50 gr đường
– 1/2 muỗng cà phê muối
– 5 tép tỏi
Cách làm:
Bước 1: Su hào, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch cắt lát miếng vừa ăn.
Bước 2: Cho 1 thìa muối vào hỗn hợp su hào, cà rốt đã cắt tỉa, xóc đều, ngâm 10 phút cho ra bớt nước.
Bước 3: Pha nước mắm: cho đường, nước và muối, nước mắm cho hết vào nồi nấu sôi 5 – 7 phút là tắt bếp. Nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Bước 4: Cho su hào, cà rốt, tỏi vào hũ hoặc bát có nắp đậy. Cho hỗn hợp nước mắm đã nguội vào đậy nắp kín qua 2 ngày là có thể ăn ngon.
Dưa củ kiệu
Nguyên liệu:
- 1 kg củ kiệu tươi
- 500 gr đường
- 2 thìa canh muối hột
- tro bếp dùng rơm khô đốt cháy để lấy tro
- giấm trắng
- 1 cục phèn chua
- Hũ thủy tinh để đựng
Cách làm:
Cho toàn bộ kiệu vào ngâm qua đêm với nước có hòa tro bếp. Nếu không có tro thì thay bằng nước muối pha loãng nhưng rút ngắn thời gian ngâm để kiệu không bị ngấm mặn.
Vớt hết kiệu ra, cắt rễ và phần đầu. Lưu ý: không cắt phần phạm vào trong ở phần gốc rễ quá nhiều để kiệu khi ngâm không bị ủng, dưa kiệu sẽ hỏng, không còn độ giòn ngon. Sau đó đem kiệu ngâm nước muối hoặc ngâm vào nước đá để kiệu giòn hơn.
Đem kiệu ra rửa vài lần với nước cho sạch nước muối sau đó tiếp tục đem kiệu đi ngâm với nước đã pha phèn chua.
Rửa kiệu lại rồi vớt ra, rải trên khay/ mâm rồi đem ra phơi nắng 1 ngày cho kiệu héo bớt.
Đem kiệu vào lột lớp vỏ và cắt phần rễ còn sót lại, rửa lại 1 lần nữa cho sạch bụi hoàn toàn, vớt ra, để thật ráo.
Nấu nước ngâm kiệu: cho 2 muỗng canh đường, 400ml giấm, 1/2 muỗng cà phê muối vào hòa tan với nước (Nêm sao thấy vừa miệng là được). Đun sôi hỗn hợp nước giấm đường này rồi để thật nguội.
Nước giấm đường đã nguội, củ kiệu đã ráo, hũ thủy tinh đã được tiệt trùng, khô ráo thì tiến hành cho kiệu vào hũ, dùng nan tre gài lên. Tiếp đến, đổ hỗn hợp nước giấm đường vào ngập kiệu cỡ 3 cm rồi đậy kín hũ, đem cất vào chỗ thoáng mát.
Sau khoảng 10 ngày (tùy độ chua của nước giấm đường) thì kiệu đã chua ngọt, ngon giòn, có thể đem ra thưởng thức. Nếu là mùa hè thì kiệu sẽ nhanh chua hơn nhé!
Dưa bắp cải
Nguyên liệu:
- 1 cây bắp cải trắng khoảng 2 kg
- 1 củ cà rốt
- 1 mớ rau răm
- 1 mớ rau cần nước (không bắt buộc)
- Muối, đường
Cách làm:
Bắp cải tách rời từng lá, rửa sạch, dùng dao thái thành sợi nhỏ.
Cà rốt gọt vỏ, thái sợi.
Rau cần nước bỏ bớt lá, rễ, rửa sạch, thái khúc khoảng 5 cm (không thích mùi ra cần có thể không cho).
Rau răm non nhặt rửa sạch, thái khúc ngắn khoảng 1 cm.
Các loại rau củ kể trên các bạn sau khi nhặt rửa sạch thì ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo.
Chuẩn bị nước ấm, cho vào nước khoảng 3 – 4 thìa muối, một thìa đường, nếm thử thấy vị hơi hơi mặn là được. Muốn nhanh được ăn hơn, có thể thay đường bằng 1 – 2 thìa dấm gạo.
Cho bắp cải và các loại rau củ vào bình sạch, đổ nước muối đường vào, dùng phên cài để cho rau luôn ở dưới mực nước.
Dưa bắp cải chỉ khoảng một ngày là ăn được, dùng ăn kèm với các loại thịt kho, đồ chiên nướng… dễ ngán.
Dưa cải
Nguyên liệu:
– Cải bẹ xanh: 5kg
– Muối: 0,6 kg
– Mía: 2 chóng
– Hành củ: 0,1 kg, hành lá 0,2 kg
– Đường: 0,2 kg
Cách làm:
Cải xanh cắt bỏ rễ, lá già, lá sâu, để nguyên cây và treo nơi có gió, nắng nhẹ 2 ngày cho héo. Trước khi muối rửa sạch từng tàu lá, để ráo nước. Cải sẽ nhanh thấm và nhanh chua hơn, khi ăn sẽ giòn hơn.
Hành củ cắt bỏ rễ, rửa sạch, thái lát. Sau đó trộn đều hành củ với dưa cải. Hành củ vừa có tác dụng giúp dưa muối thơm vừa giúp dưa muối lâu không bị khú.
Hành lá rửa sạch, cắt khúc 5cm.
Mía róc vỏ, chẻ theo chiều dọc cây mía ra làm tư, rồi cắt khúc ngắn khoảng 5cm
Rửa sạch vại sành hoặc hũ thủy tinh, khử trùng bằng nước sôi, phơi khô để đảm bảo vệ sinh và giúp dưa muối không xuất hiện váng bẩn, xếp nửa mía vào đáy vại sành.
Đun khoảng 3 lít nước, cho 100 gram đường và 300 gram muối vào khuấy tan, lọc cặn, để nguội. Nước muối dưa cải nên để âm ấm giúp dưa muối sẽ ngon hơn và không bị lên màng.
Xếp một lượt cải lên, xếp trở đầu đuôi rồi rải một lớp muối, liên tục như vậy cho đến hết. Xếp tiếp một lớp mía lên trên, trên cùng rắc một lớp muối dày, đậy vỉ, cài thật chặt, đổ nước muối ngập dưa, dùng vật nặng (đá hoặc đất nung) nén lên trên. Bạn cũng có thể tận dụng phần vỏ mía gài nén thay cho vỉ.
Lấy vải màn che phủ vại dưa, để nơi khô ráo, sau 2 – 3 ngày nén nặng thêm cho dưa ngập trong nước muối.
Khoảng 12 -15 ngày thì dưa ăn được. Bày dưa ra đĩa, cắt khúc khoảng 4 cm, ăn kèm với mắm hoặc các món ăn chiên, rán.
Tiểu Bảo (Tổng hợp)
Ảnh: Sưu tầm
Video hướng dẫn cách chế biến món ăn, xem tại đâyXem thêm công thức chế biến các món ngon khác:
- Cách làm các món Chay ngon
- Cách làm các loại bánh ngon
- Cách chế biến các món cơm ngon
- Cách chế biến các món xôi ngon
- Cách chế biến các món cháo ngon
- Cách nấu các loại phở ngon
- Cách chế biến các món bún ngon
- Cách chế biến các món ngon từ mì sợi, miến
- Cách nấu các món canh, hầm ngon
- Cách làm món súp ngon
- Cách chế biến các món xào ngon
- Cách chế biến các món kho ngon
- Cách chế biến các món nướng ngon
- Cách chế biến các món om ngon
- Cách chế biến các món rán, chiên, quay ngon
- Cách chế biến các món sốt ngon
- Cách chế biến các món hấp, luộc ngon
- Cách chế biến các món cuốn ngon
- Cách chế biến các món gỏi ngon
- Cách chế biến các món lẩu ngon
- Cách chế biến các món nem, chả ngon
- Cách chế biến các món ngâm, muối ngon
- Cách chế biến các món salad ngon
- Cách chế biến các món chè ngon
- Cách chế biến các món kem
- Cách chế biến các món mứt ngon
- Cách chế biến các món sinh tố, thức uống ngon
0 Nhận xét