Những món ăn từ thời nghèo khó, thiếu ăn đã được truyền từ đời này sang đời khác, để đến nay, chúng đã trở thành những đặc sản khiến nhiều người yêu thích.
Tép rang khế
Ngày xưa hầu như nhà nào cũng có một cây khế trong vườn. Thời buổi nghèo khó chẳng có rau thịt ăn, người dân đi làm đồng về bắt được ít tôm tép nhỏ, bèn xào với khế chua để bữa cơm thêm hương vị.
Thế mà món tép rang khế chua lại trở nên ngon đến lạ lùng, tép đồng nhỏ mặn mặn rang với khế chua chua, ngọt ngọt, ăn rất đưa cơm. Ngày nay, món ăn này vẫn rất được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, tép đồng không dễ kiếm như xưa nên khó để thưởng thức lại hương vị của quá khứ.
Hoa chuối
Cây chuối là loại cây ăn quả hết sức quen thuộc ở khắp các vùng quê Việt Nam. Người nghèo lại càng ưa thích cây chuối hơn vì có thể sử dụng mọi bộ phận trên cây trong đời sống sinh hoạt.
Quả chuối để ăn, thân chuối thái ra cho lợn, cho gà ăn, lá chuối để gói xôi, gói bánh, còn hoa chuối thì để làm nộm. Món nộm hoa chuối hiện giờ thông dụng là thế, nhưng nó lại bắt nguồn từ sự sáng tạo của những người dân nghèo.
Nộm hoa chuối
Ngày nay, phổ biến nhất phải kể tới nộm hoa chuối ở miền Bắc, còn miền Nam gọi là gỏi bắp chuối. Món nộm là sự tổng hòa của đủ vị chua, cay, ngọt, mặn, với vị hơi chát của hoa chuối, hòa cùng cái giòn béo của tai heo, bùi ngậy của lạc, thanh mát của rau thơm.
Ngoài ra, hoa chuối còn được tận dụng làm canh, bún bung, hầm chân giò… hoặc làm rau ăn kèm đều rất ngon.
Canh cá chua nấu hoa chuối
Tóp mỡ
Tóp mỡ là món ăn làm từ mỡ lợn được rang lên đến khi khô kiệt mỡ. Khi còn nghèo khó, nhà nào có chút tóp mỡ, rưới ít mắm lên bát cơm nóng hổi đã là một bữa ăn ngon lành.
Thời gian gần đây, người Hà Nội đang tìm mua lại tóp mỡ dù loại thực phẩm này có giá đắt gấp 4, gấp 5 lần so với thịt lợn. Tóp mỡ rim nước mắm đã trở thành món ăn kèm hoặc dùng để chấm rau luộc cực kỳ ngon.
Ngọn sắn muối
Thời bao cấp, sắn, ngô được trồng nhiều vô kể, chính vì thế mà người dân đã tận dụng ngọn sắn non đem muối chua. Món ăn này khá ngon, có chút ngái ngái, nồng nồng và vị chua thanh đậm đà.
Giờ đây, khi nhắc đến ngọn sắn muối, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản nổi tiếng của Phú Thọ. Ngọn sắn có thể ăn không với cơm hoặc chế biến cùng các nguyên liệu như cá, chân giò, thịt hoặc lạc.
Bì trâu xào rau muống
Đây là một trong những món ngon ngày xưa chỉ có nhà giàu mới được ăn. Đến nay, món ăn này vẫn được ưa thích và xuất hiện nhiều trong các nhà hàng vì đơn giản, dễ làm, quan trọng nhất là hương vị thì không lẫn vào đâu được.
Ngày nay, bì trâu xào rau muống là đặc sản của những dân tộc miền núi phía Bắc. Bà con người Mường sẽ hun khói da trâu vài tháng cho đến khi đen sì, cứng và khô lại. Khi muốn chế biến món ăn, họ đem da trâu thái nhỏ, ướp với các loại gia vị và thêm nguyên liệu phù hợp.
Bì trâu xào tỏi cũng là món ăn được yêu thích
Theo VietNamnet
Video hướng dẫn cách chế biến món ăn, xem tại đâyXem thêm công thức chế biến các món ngon khác:
- Cách làm các món Chay ngon
- Cách làm các loại bánh ngon
- Cách chế biến các món cơm ngon
- Cách chế biến các món xôi ngon
- Cách chế biến các món cháo ngon
- Cách nấu các loại phở ngon
- Cách chế biến các món bún ngon
- Cách chế biến các món ngon từ mì sợi, miến
- Cách nấu các món canh, hầm ngon
- Cách làm món súp ngon
- Cách chế biến các món xào ngon
- Cách chế biến các món kho ngon
- Cách chế biến các món nướng ngon
- Cách chế biến các món om ngon
- Cách chế biến các món rán, chiên, quay ngon
- Cách chế biến các món sốt ngon
- Cách chế biến các món hấp, luộc ngon
- Cách chế biến các món cuốn ngon
- Cách chế biến các món gỏi ngon
- Cách chế biến các món lẩu ngon
- Cách chế biến các món nem, chả ngon
- Cách chế biến các món ngâm, muối ngon
- Cách chế biến các món salad ngon
- Cách chế biến các món chè ngon
- Cách chế biến các món kem
- Cách chế biến các món mứt ngon
- Cách chế biến các món sinh tố, thức uống ngon
0 Nhận xét